Với xu hướng tăng trưởng 100% kể từ năm 2005, có thể nói ngành công nghiệp mobile game trên di động đang có những bước đi lớn mạnh như thể khẳng định đây chính là xu hướng giải trí mới của tương lai.
Tiềm năng từ những tựa game miễn phí freemium
Rõ ràng các nhà phát triển
đã khôn ngoan hơn rất nhiều khi thay vì mua đứt bán đoạn một tựa game
mobile vốn rất rẻ, họ đem cho không game thủ tải về chơi miễn phí. Tuy
nhiên, những tựa game này lại được cài cắm các quảng cáo hoặc các hình
thức tính tiền giá trị gia tăng (freemium) như mua vật phẩm, phục
trang…cho nhân vật trong game.
Trong một bản báo cáo mới đây của nhà phân tích Billy Hulkower thuộc công ty nghiên cứu thị trường Mintel Senior, ông đã viết: “Apple
ứng dụng khả năng tính tiền trong game trên AppStore từ năm 2009 và
điều này cho phép rất nhiều nhà phát triển tạo ra những tựa game miễn
phí mà vẫn sản sinh lợi nhuận. Với việc tính tiền trong game, người dùng
nếu muốn nâng cấp nhân vật, phục trang, hay gia tăng sức mạnh sẽ phải
trả một khoản phí nhỏ. Trong khi các tựa game trả phí 1 lần có giá từ
0.99 USD tới 2.99 USD thì những tựa game miễn phí thậm chí có thể đạt
doanh thu tốt hơn nhờ vào hình thức tính tiền khôn khéo này. Trong một
ghi nhận gần đây dựa trên việc tham khảo 21 tựa game iPhone bán ra từ
tháng 6/2010 cho thấy nó đạt doanh thu tới 14.66 USD/người/năm. Ước tính
đến tháng 11/2010, 34% trong top các ứng dụng tăng trưởng đều ứng dụng
hình thức miễn phí trước, trả tiền sau này.”
Thực tế hiện nay thì các
game trả phí 1 lần chiếm tới 92,5% doanh thu thị phần mobile game tại
Mỹ. Các game miễn phí hay game kèm quảng cáo sẽ chỉ đạt 12,3% doanh thu
vào năm 2014 và cho thấy nó không có dấu hiệu tăng trưởng tốt. Khi đưa
quảng cáo vào game, doanh thu không đem lại nhiều mà ngược lại gây sự
phiền toái cho người dùng và vì thế các tựa game freemium vẫn là sự lựa
chọn hàng đầu và nó sẽ đạt doanh thu ngang bằng với các game trả phí
trong năm tới.
Người dùng máy tính bảng tải và chơi game nhiều hơn
Công ty Mintel Senior chỉ
ra rằng 38% người dùng tablet dành ra 5 đến 6 giờ/tuần để chơi game
trong khi chỉ 20% game thủ di động dành thời gian tương tự cho game. Các
game thủ máy tính bảng thậm chí còn download nhiều game hơn cả gồm cả
game trả phí và miễn phí.
Chỉ có khoảng 7% người
dùng trong bản khảo sát sở hữu một tablet nhưng con số này sẽ nhanh
chóng gia tăng trong tương lai gần. Máy tính bảng có màn hình to và hiệu
năng cao cũng như dễ mang vác và dĩ nhiên là cho trải nghiệm game thú
vị hơn điện thoại di động.
Các nhà phân tích kỳ vọng
doanh số máy tính bảng sẽ tăng trưởng từ 10,3 triệu máy của năm 2010 lên
44 triệu máy vào năm 2015 và nó sẽ chi phối nhiều hơn đối với thị
trường game di động. Hiện nay thì game console vẫn dẫn đầu, chiếm khoảng
75% doanh thu trong năm 2011, tiếp sau là game online, PC và game di
động.
Game thủ quan tâm nhiều hơn đến game nối mạng và kết nối tới các mạng xã hội
Thật khó nói về tầm quan
trọng của việc tích hợp mạng xã hội vào game nhưng dường như người dùng
có vẻ thích thú với tính năng này. Họ muốn chơi các game nối mạng để thi
đấu với nhiều game thủ khác cũng như kết nối tới mạng xã hội. Mặc dù
những am hiểu về công nghệ không cao nhưng nhiều người dùng cho thấy họ
rất quan tâm tới các tính năng này trong game. Những thanh niên thế hệ
mới đã được tiếp cận với PC, Internet, SMS/chat, Facebook và giờ đây họ
muốn được kết nối trong khi chơi game.
Đã có một vài nhà phát
triển chú ý đến vấn đề này và đưa mạng xã hội vào trong sản phẩm của
mình. Apple đã tạo ra cổng Game Center, nơi mà game thủ có thể thi tài
hoặc ghi danh trên các bảng xếp hạng. Một nền tảng khác tương tự có tên
OpenFeint được đánh giá ngang Game Center và thậm chí nó còn cho phép cả
thiết bị Android lẫn iOS kết nối. Gần đây, tựa game Words With Friends
của nhà phát hành Zynga đã tạo dấu ấn khi cho phép nhiều người chơi nối
mạng, thi đấu với nhau trên hệ máy di động iOS và Android.
Văn hóa… truyền mồm sẽ chi phối doanh số download game
Bản nhận xét của Mintel
Senior cũng đặc biệt quan tâm tới việc người dùng tải game theo tâm lý
số đông. Dù bằng hình thức truyền tải thông tin thế nào thì những lời
nói từ người khác luôn có tác động nhất định và dưới đây là những ghi
nhận về việc người chơi sẽ xuống tiền mua game do đâu:
Từ bạn bè: Có tới 50% game thủ trưởng thành tìm game mới sau khi nghe nói từ bạn bè hoặc người thân.
Từ AppStore: Khoảng 40% game thủ tìm game trên bảng xếp hạng của AppStore như danh sách game mua nhiều nhất, nhiều phản hồi nhất hay game được đánh giá cao nhất.
Từ mạng xã hội: 25% game thủ thì tìm đến game mới thông qua các trang mạng xã hội.
Từ AppStore: Khoảng 40% game thủ tìm game trên bảng xếp hạng của AppStore như danh sách game mua nhiều nhất, nhiều phản hồi nhất hay game được đánh giá cao nhất.
Từ mạng xã hội: 25% game thủ thì tìm đến game mới thông qua các trang mạng xã hội.
Ngoài các phương thức
trên, còn một số lớn người dùng tìm đến mobile game thông qua các trang
đánh giá game, tin tức hay trang phân phát cheatcode, hướng dẫn.
Ắt hẳn các nhà phát triển
game sẽ phải chú ý hơn tới các bảng xếp hạng game và các trang mạng xã
hội cũng như các trang đánh giá mobile game nếu muốn tạo hiệu quả truyền
thông tốt.
Sẽ có nhiều game “đỉnh” hơn
Trong khi EA Mobile,
Gameloft hay Glu Mobile đang nằm ở vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng
doanh thu của các nhà phát hành thì có tới hàng trăm các nhà phát triển
độc lập lại giành được những ngôi vị quán quân. Đơn cử như Rovio cùng
sản phẩm Angry Birds đã được
vinh danh là game mobile ăn khách nhất App Store 2010 với hàng triệu
lượt tải. Trong khi các nhà phát hành lớn như EA Mobile hay Gameloft còn
mải tập trung vào việc củng cố thương hiệu và phát triển đội ngũ thì
các nhà phát triển mới nổi như Popcap Games hay Zynga chỉ việc sản xuất
các tựa game cho riêng mình với sự trau chuốt và đầu tư ý tưởng, đưa họ
tiến xa và nhanh hơn.
Theo: Mashable.