Phỏm
Phỏm (tên khác: tá lả) là cách chơi bài của Việt Nam, dùng bộ bài tú lơ khơ, với số lượng người chơi từ 2-4 người. Phỏm xuất hiện vào cuối thế kỉ 20 và chưa rõ ai sáng tác.
Miền Bắc phổ biến tên gọi phỏm. Cách gọi "tá lả" dùng để chỉ 2
trò chơi khác nhau ở miền Bắc Việt Nam và miền Nam Việt Nam (Tá lả ở
miền Nam còn gọi là tiến lên kiểu miền nam, chơi theo luật tiến lên)
Sử dụng bộ bài gồm 52 lá (không dùng 2 quân Joker). Giá trị từ cao
đến thấp như sau: K (ca/già)> Q (quy/đầm)> J (gi/bồi)> 10>
9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2 > A (át/xì)>. Con K là
mạnh nhất và A là yếu nhất.
Các lá bài có cùng giá trị tạo thành một nhóm (4 lá). Lá K là lá mạnh nhất và A là lá yếu nhất trong trò chơi này.
Có một người nhận 10 quân, những người còn lại nhận 9 quân bài. Còn
các lá còn lại để thành một chồng. Bình thường, bài được chia theo chiều
kim đồng hồ. Người chia nhận quân bài cuối trong mỗi lượt chia bài.
- Rác (hay bài lẻ): bài rác là những lá bài riêng lẻ không thể kết hợp với lá bài khác theo "giá trị" hay "độ ưu tiên".
- ví dụ: ♥2 || ♠Q || ♦4
Những lá bài này được xếp thành "cạ", "dập dòm" hay "phỏm chờ"
- Ba lá: là sự kết hợp của ba lá bài có cùng giá trị
- ví dụ: ♠4 ♦4 ♥4 || ♠K ♦K ♣K || ♥2 ♠2 ♦2 ...
- sảnh (hay dây/bộ dọc): là sự kết hợp của ít nhất ba lá bài có cùng chất và có giá trị liên tiếp nhau.
- ví dụ: ♣ 4 ♣ 5 ♣ 6 || ♥6 ♥7 ♥8 ♥9 ♥10 || ♠8 ♠9 ♠10 ♠J ...
Ai không có bộ ba lá hoặc phỏm nào trong trò này là người đó bị "móm" hay "cháy"
Cách chơi bài:
Trước khi chơi tráo (đảo) kỹ.
Một người có 10 quân và những người còn lại nhận 9 quân bài. Phần còn lại của bộ bài đặt vào giữa bàn
Người đi đầu (người có 10 quân) bỏ đi 1 lá bài rác trên tay của mình.
Người kế tiếp có thể ăn lá bài đó nếu nó có thể hợp với bài trên tay
thành một phỏm.
Nếu người kế tiếp không thể ăn hay không muốn ăn lá bài rác người tay
trên đánh xuống, người đó phải nhận thêm 1 lá bài từ bộ bài ở giữa bàn.
Ván bài kết thúc khi có một người ù (Số lá bài trên tay người chơi có
thể sắp xếp thành phỏm và không thừa lá bài nào, hoặc tương đương với
sau khi hạ hết phỏm người đó còn 0 điểm).
Nếu không có ai ù, ván bài sẽ kết thúc sau 4 vòng đánh. Trước khi vứt
đi lá bài rác trong vòng 4, người chơi cần trình tất cả những phỏm mình
có cho mọi người biết.
Một số thuật ngữ
Có 2 quân liền nhau hoặc cùng hàng để chuẩn bị tạo phỏm (cần 1 quân nữa) gọi là "cạ", "dập dòm", hoặc "phỏm chờ"
Ai không có phỏm bị "móm" (hoặc "cháy")
Ai đạt 0 điểm gọi là "ù"
Ù khan: Thuật ngữ này được quy định tùy người chơi, một trong số các nghĩa của nó là chỉ việc 1 người chơi mà bài trên tay người chơi đó không thể sắp xếp thành Kạ hoặc thành Phỏm.
Phỏm gồm các quân cùng một hàng là "phỏm ngang": 3 quân J, 4 quân 10, 3 quân K ...
Phỏm gồm các quân liền nhau gọi là "phỏm dọc": J♦-Q♦-K♦, A♠-2♠-3♠ bích, 8♥-9♥-10♥-J♥ vv...
Quân chốt hạ: quân cuối cùng của vòng đánh thứ 3
Né hạ: người chơi khi đánh hết 4 quân thì phải hạ phỏm. Thông thường ai cũng muốn hạ sau để có cơ hội "gửi quân" vào bài người khác nhằm hạ điểm. Khi có 1 người trong lượt đánh đó ăn quân khiến quân bài đã đánh ra được di chuyển sang người khác, làm giảm số quân hiện có nên người này chưa phải hạ bài, gọi là được né hạ.
Vỡ nợ: Một người có "cạ" gồm những quân bài cao điểm như J, Q, K, muốn chờ tới cuối bài hi vọng bốc hoặc ăn được 1 quân phù hợp để có phỏm nhưng cuối cùng không được, phải hạ bài với số điểm cao do những quân bài đọng lại đó tạo ra, gọi là vỡ nợ. Người đọng bài cao nhiều thường điểm cao và rất ít khi về nhất.
Luật bên lề
Ai mà đã nói ra tên quân bài nào thì phải đánh ra, nếu không được phép thay đổi.
Ai điểm thấp nhất sẽ thắng, nên đánh ra con càng cao càng tốt
Gửi quân: Người hạ bài sau có quyền gửi quân vào phỏm của người hạ trước để nối dài "phỏm" đó nhằm mục đích tiêu bài, giảm điểm cho bài mình. Ví dụ người hạ trước hạ 3 quân J, người hạ sau có 1 quân J còn lại có thể gửi vào đó trước khi hạ phỏm của mình. Nếu là phỏm dọc Không hạn chế số quân gửi, có thể gửi càng nhiều càng tốt để giảm điểm
Có thể đạt 0 điểm bằng nhiều cách: có 3 phỏm thường, có 1-2 phỏm dài, chỉ có 1-2 phỏm và "gửi quân" kế tiếp vào phỏm của người hạ trước để đánh ra hết bài...)
Thêm vòng: thông thường cả 4 người đã đánh hết 4 lượt quân thì hết bài. Nhưng nếu ở lượt cuối, người hạ bài trước lại ăn được quân bài cuối cùng của người hạ cuối đánh ra (và có thêm phỏm) thì bài úp vẫn còn, và do đó tới lượt của người tiếp theo bốc bài - đó là quân bài thứ 5 mà người đó bốc trong ván. Như vậy gọi là thêm vòng (hay "tời vòng"). Những trường hợp thêm vòng có thể xảy ra cùng với ù khan.
Ù tròn: thông thường khi hạ phỏm là kèm theo việc đánh ra 1 quân bài. Nhưng nếu ở vòng cuối xảy ra "thêm vòng", người đã hạ bài và gửi 1 số quân, còn lại 2 quân bài; sau đó người này lại bốc hoặc ăn được 1 quân bài phù hợp để có thêm phỏm. Nhưng với lượt hạ phỏm thêm này, người đó chỉ có đúng 3 quân tạo phỏm mà không có quân đánh ra, bài vừa hết để đạt 0 điểm, như vậy gọi là "ù tròn" (chỉ ra nguyên phỏm mà ù, không đánh bài ra). Một số trường hợp người chơi qui định cho phép ù khan, một số khác không cho ù tròn, tùy theo thỏa thuận giữa những người chơi.
Đền: Nếu một người chơi (A) cho người kế tiếp (B) ăn 3 lá bài, (B) sẽ ù, và (A) phải đền thay cho tất cả những người thua.