Copyrights by OnGame.US. Được tạo bởi Blogger.
RSS

Lịch sử và ý nghĩa của 52 quân bài Tây

Theo đây mô tả bài viết về lịch sử hình thành và sự phổ biến của 52 quân bài Tây được chơi trên thế giới.

Bộ bài Tây (ở miền Bắc Việt Nam còn gọi là tú lơ khơ hoặc bộ tú) - (chữ Hán: 杜拉克) - (tiếng Anh: Playing cards) bao gồm có 54 lá bài, trong đó có 52 lá thường: K, Q, J, 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, A kết hợp với 4 chất: Cơ, Rô, Chuồn (Tép), Bích và hai lá Joker (còn gọi là phăng teo hay chú hề). Ở Việt Nam, thường gọi bộ bài này là bộ bài Tây vì xuất xứ từ Tây phương và để phân biệt với bộ bài Trung Quốc hay bộ bài ta (để chơi Tam cúc, tứ sắc, tổ tôm,...)

 Ý nghĩa bộ bài

Bộ bài mang ý nghĩa 1 năm dương lịch: 4 chất (suit) là 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; 52 quân là 52 tuần trong năm, tức mỗi mùa gồm 13 tuần, tượng trưng bởi 13 quân. 52 tuần là 364 ngày, gần bằng số ngày thực tế trong 1 năm.

Mỗi hạng (rank) trong từng bộ 13 quân cùng chất cũng đại diện cho 1 tháng trăng kéo dài 28 ngày, gồm 4 quân khác nhau tức 4 tuần. Do đó cả bộ bài gồm 13 tháng, mỗi tháng có 4 tuần cũng ứng với 52 tuần trong 1 năm. 

Xuất hiện lần đầu tiên năm 1127, sau 9 thập kỷ, bộ bài Tây 52 lá – đã trở thành loại bài chơi phổ biến nhất trên thế giới. Từ những ý nghĩa khác nhau của 52 quân bài, con người đã sáng tạo ra hàng trăm, hàng ngàn cách ứng dụng, giải trí thú vị khác nhau như Poker, Bixa, Black Jack,…

Bộ bài Tây khởi nguồn nhiều màu sắc

Một bộ bài Tây sẽ gồm 52 lá theo các quy ước khác nhau về giá trị. Cho tới nay chưa có sách vở nào nói rõ về nguồn gốc của bộ bài này. Một số người thì cho cho rằng chính người Trung Quốc chơi bài Tây đầu tiên. 
Tuy nhiên một số khác lại cho rằng chính người Ba Tư đã phát minh ra nó. Từ năm 1127, người Trung Quốc từng biết chơi các quân bài bằng gỗ được nhuộm nhiều màu, dù các hình vẽ còn đơn giản. Ban đầu các quân  bài Tây không phải chỉ có tới 4 màu mà một số loại bài xưa còn có đến 8 hoặc 10 màu. Và cách đây không lâu lắm người ta còn thử chơi bài Bridge với 5 màu.

 

Thăng hoa vào thời đại Charles VI

Thú chơi bài Tây có một chuyến đi dài hạn tại nhiều nước và được chào đón rất nồng nhiệt như ở Venise, Tây Ban Nha... Tuy nhiên, nó chỉ thực sự "thăng hoa" vào thời điểm 100 năm sau tại Paris, khi sự đam mê của Vua Pháp Charles (1368-1422) đã làm nảy sinh một ngành công nghiệp sản xuất bài. Điều này tạo ra một trào lưu, một phong cách của giới quý tộc. Đến nỗi mà giới vua chúa trong triều đình Pháp ra một sắc lệnh ban bố cấm giới dân đen không được chơi.
Tương tự, đến năm 1480, người Anh cũng bị mê hoặc bởi bộ bài 52 lá này. Những người thuộc Hoàng Gia khi ấy, chơi bài suốt nhiều ngày liền với số tiền đặt cược rất lớn. Và điều đương nhiên là Quốc Hội Anh khi ấy phải thấy cần nhanh chóng ra lệnh cấm những người hầu và học việc không được chơi bài vào kỳ nghỉ lễ Noel.

 

Đến với mọi người dân

Sau một thời gian dài trở thành thú chơi xa xỉ cho giới thượng lưu và quý tộc ở các nước châu Âu, thì đến thế kỷ 16 và 17, Bộ bài Tây 52 lá dần trở nên thông dụng trong tất cả các tầng lớp dân chúng. Và theo năm tháng, trở thành một phần của cuộc sống con người trong những hình ảnh trang trí trong nhà, trong những con tem lưu hành quanh thế giới…

 
Con tem cổ dùng hình ảnh lá bài tây

Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Mỗi quân bài gồm 2 phần là sốchất (ví dụ trên quân ♥5 có số là 5 và chất là cơ).

Giá trị (độ mạnh) của các quân bài phụ thuộc trước tiên vào số, nếu 2 quân bài cùng số thì sẽ so sánh theo chất. Xếp hạng "độ mạnh" theo số và chất như sau:
  • 2 (đọc là hai hay heo)> A (đọc là át hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3.
  • cơ> rô (hay vuông)> ♣ chuồn (hay tép-trèfle, nhép)> ♠ bích (hay pích).
Do vậy:
  • ♥2 (hai cơ) là lá bài lớn nhất trong trò chơi
  • lá ♠3 (ba bích) là lá bài nhỏ nhất trong trò chơi
  • lá ♠10 (mười bích) lớn hơn lá ♥9 (chín cơ).
 Nguồn: Internet

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS